Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Ra máu nhiều khi mang thai và ra máu thời kì kinh nguyệt

Hiện tượng ra máu nhiều khi mang thai đối với người phụ nữ có lẽ đã quá quen thuộc rồi. Bởi vì không chỉ trong thai kì mà cả khi hành kinh thì 1 lượng máu lớn chảy ra từ âm đạo cũng không còn lạ lẫm nữa. Cũng vì thế mà chị em vẫn thấy hoang mang khi bị ra máu như hành khi mang thai, không biết có phải máu báo thai hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết được thắc mắc này.

Phân biệt ra máu nhiều khi mang thai và ra máu thời kỳ kinh nguyệt

1. Ra máu nhiều khi mới mang thai có biểu hiện gì?

Để biết bạn có mang thai hay không thì những dấu hiệu sau sẽ giải đáp giúp bạn hiện tượng ra máu như nhiều khi mang thai như hành kinh:
-Nếu máu của bạn có màu hồng nhạt hoặc màu nâu thì khả năng bạn có bầu khá cao. Bạn nhớ để ý màu sắc của máu để phát hiện mình đã mang bầu hay không nhé.
-Lượng máu xuất hiện báo hiệu mang thai thường sẽ ra ít và nhỏ giọt chứ không nhiều như thời kỳ kinh nguyệt. Số lượng máu sẽ ra với số lượng ít nhưng ngày nào cũng ra trong những ngày đầu.

-Máu xuất hiện nhưng không kèm theo chất dịch nhầy, không có máu cục
Ngoài ra, để tránh những trường hợp xấu khi ra máu nhiều khi mang thai sau bạn cần phải đến bác sĩ để khám kịp thời:
-Máu ra nhiều hơn có màu đỏ tươi theo từng cục kèm theo triệu chứng đau bụng dưới và sốt cao thì khả năng mẹ bầu bị động thai hoặc sảy thai cao.
-Máu ra trong thời gian dài nhưng có màu nâu đen, thường xuyên bị chuột rút, bụng đau một bên thì cần phải khám bác sĩ ngay lập tực vì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

2.Biểu hiện của ra máu thời kỳ kinh nguyệt

Khác với hiện tượng ra máu nhiều khi mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, máu ra sẽ có những dấu hiệu sau:
  • Máu thời kỳ kinh nguyệt sẽ có màu đỏ thẫm.
  • Lượng máu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt thường ra nhiều. Trung bình lượng máu mất hàng tháng của phụ nữ khoảng từ 80-100ml kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
  • Ngoài ra còn xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: Xuất hiện máu kèm theo chất dịch nhầy có ở cổ tử cung và một số miếng niêm mạc đã bị bong ra, đôi lúc xuất hiện các cục máu đông nhỏ.
  • Có một cách đơn giản là máu thời kỳ kinh nguyệt được tính theo chu kỳ của mỗi người. Máu sẽ xuất hiện ít vào những ngày đầu và lượng máu tăng dần trong những ngày tiếp theo đến ngày cuối cùng lại ít đi.
  • Ở một số phụ nữ, trước khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện một số dấu hiệu báo hiệu như: đau bụng, có khí hư màu trắng dạng sợi nhưng không mùi, một số người còn đau đầu hay táo bón… 

Đây là lí do vì sao mà người ta vẫn thường nhầm lẫn hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai và ra máu do đến ngày "đèn đỏ". Các mẹ hãy chú ý thật kĩ để phân biệt nhé.


Ra máu nhiều khi mang thai cảnh báo bệnh gì

Ra máu nhiều khi mang thai đôi khi cũng là 1 dấu hiệu của các biến chứng thai kì nguy hiểm mà chị em tuyệt đối không được bỏ qua. Những biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến sảy thai đấy. Sau đây là những bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra máu nhiều khi và ra máu như hành kinh khi mang thai.

Trứng thụ tinh

Trứng được thụ tinh là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu nhiều khi mang thai. Trứng được thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai và từ từ di chuyển vào tử cung, bắt đầu quá trình làm tổ. Quá trình này có thể làm bong tróc lớp niêm mạc tử cung, dẫn đến tình trạng xuất huyết hay còn gọi là máu báo. Máu báo thường xuất hiện sau 8-15 ngày khi có quan hệ và không sử dụng bất kỳ biện pháp ngừa thai nào. Khác với máu trong chu kỳ kinh nguyệt, máu báo thường chỉ ra nhỏ giọt, không kèm theo dịch nhầy cũng như không có máu cục.

Thai trứng

9 trên 10 nữ mang thai trứng đều sẽ bị chảy máu âm đạo. 40% trường hợp sẽ kèm theo ốm nghén nặng, nhưng không kèm đau bụng. Giống trường hợp thai ngoài tử cung, thai trứng toàn phần hay bán phần cũng cần phẫu thuật loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Thai ngoài tử cung

Ra máu nhiều khi mang thai cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc do động thai, sảy thai. Nếu thấy chảy máu kèm đau bụng dưới, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được siêu âm.

Chảy máu màng

Ở đầu giai đoạn mang thai, các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ tăng cao và thay đổi bất thường khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc, dẫn tới hiện tượng ra máu đỏ tươi. Đây  được cho là hiện tượng bình thường, mẹ bầu không cần lo lắng quá.

Nhau tiền đạo

Thay vì nhau thai bám chặt vào thành tử cung giúp máu lưu thông, thì đây là hiện tượng nhau thai bám một phần hoặc toàn bộ vào đoạn dưới tử cung làm máu bị chảy ra ngoài. Có nhiều mức độ nhau tiền đạo tùy thuộc vào vị trí mép nhau so với cổ tử cung. Trong trường hợp nhau tiền đạo hoàn toàn, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.

Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đã từng sinh đa thai hoặc từng bị nhau tiền đạo đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Khoảng 70% phụ nữ mắc bệnh có hiện tượng chảy máu không gây đau, 20% cảm thấy hơi đau khi chảy máu và 10% không có bất kỳ triệu chứng nào.

Tụ dịch màng nuôi và bong nhau

Tụ dịch màng nuôi hay còn gọi tụ máu nhau thai là tình trạng máu tụ giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần có thể làm nhau thai bóc tách khỏi tử cung. Những trường hợp tụ máu nhẹ không gây nguy hiểm gì lớn ngoài việc ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tụ dịch này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

Sảy thai, sinh non

Như đã nói ở trên, ra máu nhiều khi mang thai có thể là dấu hiệu của những biến chứng thai kì nguy hiểm mà từ đó dẫn tới sinh non và sảy thai. Nếu là 2 trường hợp này thì mẹ phải đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra thì vẫn còn 1 số nguyên nhân nhỏ khác, ít xảy ra hơn như nhiễm trùng âm đạo và thai bất thường. 

Cách xử lý trường hợp ra máu nhiều khi mang thai

Những triệu chứng ra máu nhiều khi mang thai dù chưa biết đó là gì bạn hãy dùng băng vệ sinh bình thường như kỳ kinh nguyệt sau đó quan sát những dấu hiệu để xem mình có đang nằm trong khả năng mang bầu hay không.
Nếu bạn quan sát và nghi ngờ là máu ra là báo có thai thì bạn có thể dùng que thử thai để thử trước sau đó đến bác sĩ để khám cẩn thận để có kết quả chính xác nhất nhé. Bạn hãy quan sát để phân biệt được những biểu hiện ra máu như kinh nguyệt khi mang thai để xem mình có mang thai hay không để có chu trình chăm sóc thai nhi tốt nhất nhé. 
Trong trường hợp các mẹ muốn ngăn ngừa tình trạng ra máu khi mang thai cũng như các biến chứng thai kì khác thì đừng quên sử dụng củ gai tươi kết hợp với trà củ gai để an thai và dưỡng thai tốt nhất nhé. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét