Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Cách nấu củ gai an thai đơn giản,hiệu quả nhất

Củ gai an thai, chữa động thai, dọa sảy thì có lẽ mẹ bầu nào cũng biết rồi. Nhưng cách nấu củ gai an thai và cách sử dụng củ gai an thai thì không phải thai phụ nào cũng nắm được. Vậy hãy cùng tìm hiểu về củ gai dùng như thế nào cũng như nơi bán và giá thành của nó trong bài viết dưới đây nhé.

Củ gai, thành phần của củ gai
Trước khi đến với cách nấu củ gai an thai và cách sử dụng củ gai, cùng khái quát qua về loại củ này đã nhé các mẹ. Củ gai là phần rễ của cây gai ân sâu dưới lòng đất, có tên đông y là Trữ Ma Căn. Còn tên khoa học cho mẹ nào muốn tìm hiểu thêm là Boehmeria nivea (L) Gaud (Utica nivea L). Đây là loại củ thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, đặc biệt là để an thai, dưỡng thai, trị các biến chứng thai kì nguy hiểm.



- Thành phần của củ gai có chứa: Acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic.

- Trong đó Acid chlorogenic tìm thấy ở phần rễ củ là quan trọng nhất. Nhờ chất này mà công dụng của củ gai còn là tăng cường hiệu lực của adrenalin làm thông tiểu tiện, kích thích sự bài tiết mật, nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin; nó còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng.

- Acid chlorogenic có trong chất nhựa nhớt nhớt của củ gai mà nếu cắt lát củ gai tươi các bạn sẽ thấy. Vậy rõ ràng là củ gai tươi sẽ có tác dụng lớn hơn củ gai khô khi mà hoạt chất có tác dụng chính là một lại acid.
Vậy cách nấu củ gai an thai như thế nào cùng tìm hiểu tiếp nhé!
 

Củ gai dùng như thế nào? Cách nấu củ gai an thai

Cách sử dụng củ gai an thai cũng khác nhau trong mỗi trường hợp. Thực tế cho thấy củ gai tươi nếu như trong các trường hợp quá nặng thì nên ăn sống sẽ cho tác dụng nhanh nhất có thể. Chị em có thể đem củ gai nướng qua với lửa rồi ăn cũng có tác dụng nhanh nếu như trường hợp nặng.
 
Đúng vậy, ăn sống củ gai mỗi ngày một phần nhỏ vào buổi sáng. Có thể nướng qua cho dễ ăn thì các triệu chứng sẽ có biến chuyển rất nhanh.

Nhưng đó là cách thông thường. Chúng ta đều hiểu rằng, các vấn đề xấu cần đến củ gai để chữa trị đều xuất hiện vào khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai. Đây cũng chính là thời gian mà thai phụ thay đổi nhiều nhất về hormone, gây ra các triệu chứng gọi là nghén hay ốm nghén.

Chính vì vậy mà cách dùng củ gai tốt nhất đối với bà bầu là đun sắc lấy nước uống. Như vậy sẽ dễ hấp thu hơn cho bà bầu. Sử dụng hàng ngày còn có tác dụng lâu dài nữa.

 
Trong các trường hợp sau khi đã biến chuyển tốt, nước củ gai tươi sẽ giúp bà bầu an thai và ổn định sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra với cách nấu củ gai an thai này còn giúp phát huy tác dụng giải nhiệt của củ gai đối với bà bầu bị nóng trong.
 


Cách nấu củ gai an thai cho trường hợp : ra huyết khi mang thai, động thai, nhau thai có hiện tượng bị bóc tách, tụ dịch màng nuôi thì nên dùng bài thuốc sau trong ít nhất 1 tuần, cụ thể như sau:
 
  • 3 ngày đầu: bạn dùng 150 – 200gr củ gai rửa sạch, xắt miếng mỏng rồi đem đun với 1 lít nước trong 40 phút, dùng để uống trong ngày. Một ngày có thể đun 2 – 3 lần, mỗi lần 1 lít nước.
  • 4 ngày sau: bạn dùng 100gr củ gai rửa sạch, xắt miếng và cũng đem nấu với 1 lít nước để uống hàng ngày. Một ngày đun 2 – 3 lần, mỗi lần 1 lít nước. Sau khi đã đun được 3 lần, bạn nên ăn hết phần bã để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Cách nấu củ gai an thai cho trường hợp chữa chứng ốm nghén:
  • Bạn có thể dùng củ gai sắc nấu nước uống hàng ngày. Nếu thích, có thể cho thêm cam thảo hoặc mía lau vào nấu cùng để ngọt nước và dễ uống hơn.

Cách nấu củ gai an thai và giúp làm sạch nhau khi sinh:
  • Có thể dùng 150gr củ gai tươi xắt lát mỏng rồi đem hầm với gà ác, móng giò hay bồ câu để ăn. Tuần ăn từ 2 – 3 lần cho đến khi sinh. Nếu bạn đang phải dùng thuốc Tây như tiêm, đặt nội tiết hay uống thì vẫn có thể dùng củ gai như bình thường.
Đối với mẹ bầu sử dụng để an thai, nên sử dụng Thảo dược củ gai an thai để sử dụng hằng ngày thay nước uống có thể giúp cải thiện tình trạng và an thai hiệu quả. Thảo dược củ gai kèm theo tinh chất 14 vị thuốc an thai bổ ích cho mẹ bầu. Thành phần gồm củ gai tươi bào chế , tục đoạn, bạch truật, gạo nếp rang, cam thảo, 10 vị thảo dược an thai gia truyền giúp mẹ cải thiện hẳn tình trạng của bản thân.
 
 

Nên uống củ gai trong bao lâu?

Các mẹ không chỉ cần biết cách sử dụng củ gai mà còn phải biết nên uống củ gai khi nào và trong bao lâu nữa.

Củ gai là một loại thảo dược rất lành tính. Vì vậy có thể uống củ gai trong bất cứ thời điểm nào của thai kì . Và cũng không giới hạn thời gian sử dụng. (Một số bài viết nói chỉ nên uống củ gai trong 3 ngày hay 1 tuần là hoàn toàn không đúng). Nếu để điều trị mẹ nên sử dụng 1-2 tuần đầu với củ gai tươi, sau đó chuyển qua uống Thảo Dược Củ Gai để an thai trong suốt thời gian mang thai.

 

Chú ý:
 
  • Khi sử dùng củ gai để trị động thai và các triệu chứng bất thường như ra máu khi mang thai, dọa sảy,  tụ dịch cạnh túi thai , bóc tách màng nuôi , mang thai bị đau bụng thì ta nên uống củ gai đến khi thai hoàn toàn bình thường. Sau khi đã bình thường rồi vẫn nên uống thêm 1-2 tuần nữa để an thai. Tuy nhiên liều lượng sẽ giảm xuống một chút.
  • Khi dùng củ gai để an thai, phòng động thai và sảy thai:  Đối với các trường hợp thai vẫn bình thường, nhưng có tiền sử sảy thai và thai lưu, những trường hợp mang thai nhưng vẫn phải đi lại lao động nhiều thì nên uống củ gai để an thai và phòng trước các triệu chứng xấu kể trên.
  • Đối với các trường hợp bị động thai, dọa sảy thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi nặng (trên 40% ). Nên kết hợp dùng củ gai sống
  • Vậy thì để tìm được củ gai bán ở đâu tốt nhất thì các bạn nên chọn những cơ sở có bán củ tươi chứ không phải là loại củ khô để được lâu như ở các hiệu thuốc truyền thống. Ngoài ra còn một điểm quan trọng là củ gai bán ở đâu mà nhà thuốc tư vấn cho các bạn dùng củ tươi, thì đấy chính là nơi bán củ gai có tâm với bệnh nhân hơn.

Chữa ra máu khi mang thai bằng củ gai

Ra máu là một hiện tượng phổ biến khi mang thai, có khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nên thai phụ cần biết để sử dụng củ gai chữa ra máu khi mang thai kịp thời.

1. Nguyên nhân ra máu khi mang thai

Trước khi đến với bài thuốc củ gai chữa ra máu khi mang thai, hãy cùng tìm hiểu đôi chút về biến chứng thai kì này đã nhé. Ra máu khi mang thai là biến chứng thai kì có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Các nguyên nhân chính cần kể đến như sau:


- Chảy máu màng: Trong khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể được đẩy cao hơn khiến lớp niêm mạc tử cung rất dễ bong chóc. Đây là điều bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Và tất nhiên nó sẽ gây ra máu khi mang thai rồi.

 - Nội tiết tố thay đổi: Bạn bị chảy máu nhẹ trong thời gian đầu hoặc là suốt khoảng thời gian mang thai, điều này không phải bình thường. Có thể là cơ địa của bạn đang thay đổi do lượng hoocmôn quá nhiều để chuẩn bị cho thai kỳ.

 - Do trứng được thụ tinh: Trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung khoảng sau 5-10 ngày sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ. Quá trình này có thể kéo dài  từ 2-5 ngày, đôi khi chị em bị nhầm lẫn hiện tượng ra máu khi mang thai với chu kỳ kinh nguyệt thông thường.


 - Độ nhạy cảm của tử cung tăng cao: Lưu lượng máu truyền đến tử cung tăng cao do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến chảy vài giọt máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp hoặc là khi soi cổ tử cung và khám âm đạo sẽ phát hiện ra.

 -  Mang thai ngoài tử cung: xuất huyết âm đạo cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai.

 -  Nhiễm trùng: Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung có thể dẫn đến ra máu khi mang thai. Cần phải kiểm tra chuẩn đoán ngay để phát tìm ra nguyên nhân của nó. Rất có thể đây sẽ là nguyên nhân gây sinh non hoặc sẩy thai. Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, herpes…

 - Mất một thai đôi: Trong quá trình mang thai đôi, thai phụ có thể gặp trường hợp bị sẩy một còn một. Khi sẩy thai, tất nhiên sẽ chảy máu. Lưu ý, sau đó bạn phải hết sức cẩn thận để giữ em bé còn lại.


>>>> Xem thêm: củ gai chữa động thai

 -  Sẩy thai: Sẩy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sẩy thai. Trong vài tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có chảy máu âm đạo màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.

 - Tụ máu nhau thai:  Chảy máu nhau thai được gọi là tiểu tụ máu màng đệm, hiện tượng này dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến ra máu khi mang thai và sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai. Tuy nhiên nếu lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự “tiêu tan” còn nếu lượng máu tụ quá 30-40%  đoạn từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, gây nên sức ép đối với túi thai dẫn đến sảy thai. 


2. Xử trí nếu bị ra máu khi mang thai

Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi có trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý. Việc điều trị ra máu khi mang thai phụ thuộc rất nhiều vào cách phản ứng của các mẹ đấy.

- Theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).

- Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).




- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, người phụ nữ không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.

- Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.


3. Củ gai tươi chữa ra máu khi mang thai

- Rễ Gai hay củ gai trong Đông y gọi là Trử ma căn, có chứa emodin, phiscion làm lợi tiểu, trị đái ra máu, chống hư thai. Người ta thường đào rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi khô để dùng.

Theo Đông y rễ gai có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ. Củ gai dùng làm thuốc an thai,chữa động thai, chảy máu, dọa sẩy thai, đái đục, đái ra máu, sưng tấy, chữa sa trực tràng, sa tử cung.


 

- Khi có các dấu hiệu mang thai bị ra máu đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong rau, bong màng nuôi nếu sử dụng củ gai sẽ cho hiệu quả cực kì tốt. Đặc biệt bài thuốc củ gai chữa ra máu khi mang thai đã được nhiều bác sỹ nghiên cứu và áp dụng. Chỉ sau 1 đến 2 tuần là các mẹ đã không còn thấy hiện tượng này nữa rồi. 

Cách sử dụng củ gai để điều trị ra máu khi mang thai như sau:


- 3 ngày đầu mỗi ngày dùng 150-200g củ gai rửa sạch thái lát mỏng đun với 1l nước trong khoảng 30-40 phút, đun khoảng 2-3 lần/ 1 ngày.

- 4 ngày sau mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước uống.

- Phần củ sau khi đun 2-3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi. Có thể sắc cùng mía sẽ có vị ngọt và dễ uống hơn.

Nguồn: Đông Y Thái Phương

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Bài thuốc củ gai chữa động thai cho mẹ bầu

Động thai là 1 trong những biến chứng thai kì nguy hiểm nhất mà các bác sỹ vẫn luôn nghiên cứu để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Trong đó phải kể đến bài thuốc củ gai chữa động thai vô cùng hiệu quả. Bài thuốc kết hợp giữa khoa học và dân gian tuyệt đối lành tính.


Củ gai và biến chứng thai kì động thai

Củ gai an thai

Củ gai là phần rễ của cây gai thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong đông y với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu. Đặc biệt công dụng của củ gai được biết đến nhiều nhất là củ gai an thai và củ gai chữa động thai, dọa sảy, ra máu,... 


Vì là 1 thảo dược thiên nhiên lành tính nên bài thuốc củ gai không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khi dùng đúng liều lượng và phương pháp theo hướng dẫn của nhà thuốc. Rất nhiều mẹ bầu đã sử dụng và giữ lại được thai nhi nhờ bài thuốc củ gai chữa động thai của chúng tôi.

Động thai là gì

Về phần động thai, thì đây là biến chứng thai kì chỉ hiện tượng thai nhi phải chịu tác động lớn từ cơ thể mẹ hoặc từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. Động thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) và hơn 70% thai phụ bị mất con nếu không xử lý hiện tượng này kịp thời, đúng cách. 

>>>> Xem thêm: bài thuốc từ rễ cây củ gai


Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như:

- Trứng đã thụ tinh bị teo lại
- Thai trùm
- Mẹ bầu bị bệnh về máu
- Mẹ bầu bị bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường)
- Thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất.
Yếu tố thai nhi là thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định. 
- Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
 

Nên làm gì khi có hiện tượng động thai?

 
Chỉ sử dụng củ gai chữa động thai thôi là chưa đủ. Các mẹ cần phải nhớ 1 số lưu ý khác nữa. Động thai là một trong những hiện tượng nguy hiểm trong thai kỳ, do đó bà bầu cần cẩn thận để tránh dẫn tới những điều đáng tiếc. Mẹ bầu cần phải tuần thủ những điều dưới đây để chữa động thai:
 
- Khi có dấu hiệu động thai, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ khám vào tư vấn. Thời gian sau đó, bà bầu cần nằm nghỉ ngơi, uống thuốc và an thai theo hướng dẫn của bác sĩ.
 
- Tuyệt đối không tự ý dùng các biện pháp an thai bừa bãi.
 
- Khi cảm thấy đau bụng, không nên xoa bóp bụng để tránh gây co bóp tử cung.
 
- Nghiêm cấm việc quan hệ vợ chồng khi có các dấu hiệu động thai, hạn chế tối đa việc động chạm đến âm đạo để tránh gây co thắt tử cung.
 
- Bà bầu cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng khi mang thai nhé. Nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, chú ý kết hợp rau xanh, hoa quả với tinh bột. Không được ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
 
- Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp dưỡng thai rất tốt cho bà bầu ngoài củ gai an thai như cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…
 

Củ gai tươi chữa động thai vô cùng hiệu quả

Khi bị động thai ngoài việc sử dụng thuốc tây theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể kết hợp dùng một số bài thuốc đông y có tác dụng rất tốt như bài thuốc củ gai chữa động thai của Đông Y Thái Phương
 
 
 
Củ gai là phần rễ của cây gai, có màu nâu, hình dáng thon dài, đường kính khoảng 2 đến 4cm,độ dài 10 - 40 cm. Người ta đào rễ và củ về rửa sạch đất, cắt thái miếng có thể dùng tươi hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô.
 
Bài thuốc: Đối với trường hợp củ gai chữa động thai, tụ dịch sau màng nuôi, ra huyết nâu (đỏ), rau bị bóc tách 1 phần…nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và cho thai ổn định:

- 3 ngày đầu mỗi ngày dùng 150-200g củ gai rửa sạch thái lát mỏng đun với 1l nước trong khoảng 30-40 phút, đun khoảng 2-3 lần/ 1 ngày.

- 4 ngày sau mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước uống.

- Phần củ sau khi đun 2-3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi. Có thể sắc cùng mía sẽ có vị ngọt và dễ uống hơn.

Công dụng của củ gai thì còn nhiều nữa, không chỉ dừng lại ở phòng ngừa và điều trị động thai thôi đâu. Các mẹ có thể tham khảo thêm trong mục cẩm nang mang thai của nhà thuốc nhé. 

Nguồn: Đông Y Thái Phương

Cây củ gai và bài thuốc an thai từ củ gai rễ cây gai

Rễ cây gai hay cũng chính là củ gai là một vị thuốc an thai quan trọng, đã được sử dụng trong dân gian từ xa xưa và sử dụng trong đông y từ rất lâu rồi. Rễ cây gai có rất nhiều tác dụng và được phối chế thành nhiều bài thuốc lành tính khác nhau. 
 

Giới thiệu về cây củ gai và rễ cây gai

Trước khi đi vào chi tiết rễ cây gai có tác dụng gì và chữa bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu về loài cây này đã. 

Cây gai (cây củ gai) còn gọi là trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L), họ Gai. Đây là cây thuốc mà dân gian vẫn dùng lá làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá. Cây này thường mọc hoang. Có thể trồng bằng rễ cây gai hay củ gai hoặc giâm cành vào mùa xuân.




Cây gai sống lâu năm, có thể cao tới 1,5 – 2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 – 15cm, rộng 4 – 8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Lá và rễ cây này đều dùng làm thuốc. Lá bánh gai thu hái vào mùa hè, phơi khô, tán bột để làm bánh. Thân cây có sợi dừng để dệt bao bố. 

Rễ cây gai - củ gai : được gọi là trữ ma căn, đào vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất là vào thu đông. Đào về rửa sạch đất phơi hay sấy khô. Rễ có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm, thận. 

 

Công dụng của rễ cây gai và củ gai

An thai, thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm

Rễ cây gai mới đào hoặc phơi khô. Lấy 150g sắc 20 phút với 600ml nước cho cạn còn 300ml, ngày uống 2 lần sau ăn xong.1 tháng nên uống 1 đợt trong 6 ngày. An thai tốt nhât trong 3 tháng đầu mang thai.
 
 
Công dụng của rễ cây gai hay củ gai phát huy tốt nhất khi dùng trong các trường hợp: sang lở, đái buốt, đái rắt, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung, động thai, dọa sảy thai, tụ dịch, bong màng nuôi.

Cách sử dụng rễ cây gai chung cho mọi trường hợp như sau:
Lấy 200g sắc 20 phút với 600ml nước cho cạn còn 300ml, ngày uống 3 lần sau khi ăn xong. Phần củ gai sau khi sắc xong nên ăn.

- Với các trường hợp thai bị bong nhau, bóc tách dùng rễ cây gai sẽ có tác dụng cung cấp dưỡng chất giúp thai bám chắc vào tử cung người mẹ. Nên dùng trong ít nhất 2 tuần, dùng đến khi thai ổn định. Sau đó thỉnh thoảng dùng nhắc lại với liều lượng an thai như đã nói ở trên.

- Bài thuốc rễ cây gai (củ gai) trị động thai, đau bụng khi mang thai: củ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (mỗi phần 12g), sắc với nước uống trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.

- Trị sa tử cung: rễ gai khô 50g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.

- Trị đại, tiểu tiện ra máu: lấy 100 – 150g củ gai sắc nước uống trong ngày.

- Trị phong thấp đau nhức các khớp: rễ cây tầm gai (trữ ma căn), 50g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

 
- Trị tay chân tê mỏi: rễ cây gai 15 – 20g, sắc uống. Làm mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp 1 – 2 ngày.

- Cầm máu vết thương: lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại. Ngăn ngừa rụng tóc: chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.

Chú ý: rễ cây gai được người ta biết đến nhiều hơn với tên gọi là củ gai. Đây được coi là một loại thảo dược lành tính, có thể sử dụng lâu dài. Củ gai có nhiều cách chế biến: Luộc, sắc lấy nước uống, phơi khô, dùng củ tươi ăn sống, xay sống lấy nước uống , nướng ăn… Chủ yếu được dùng cho phụ nữ mang thai an thai và chữa trị động thai, giúp giữ thai khi thai có nguy cơ bị sảy, mụn nhọt, nóng trong.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Động thai nên nằm tư thế nào để an thai

Có lẽ mẹ bầu nào bị động thai, dọa sảy thai cũng biết cần nằm yên giữ thai, an thai và dưỡng thai. Nhưng khi bị động thai nên nằm tư thế nào thì rất ít mẹ biết cách nằm đúng, an toàn nhất cho thai nhi. Tư thế nằm rất quan trọng đối với việc giúp thai nhi trở về trạng thái ổn định. Hãy cùng tìm hiểu ngay những tư thế nằm cho mẹ bầu khi bị động thai trong bài viết sau đây nhé.
 

Tại sao bị động thai nên nằm đúng tư thế


Rất nhiều mẹ bầu đợi đến khi bị động thai hay dọa sảy mới tìm hỏi bác sĩ bị động thai nên nằm tư thế nào. Trong khi, theo các nhà nghiên cứu, nằm đúng tư thế khi mang thai là điều mà các mẹ luôn phải chú ý để thực hiện trong suốt thai kì. “Nằm dưỡng thai là thuật ngữ chung được sử dụng khi bác sĩ muốn mẹ hạn chế các hoạt động trong thời gian mang thai. Khi mang thai cơ thể người mẹ phải chịu sức ép vô cùng lớn từ bào thai. Nếu không nằm đúng tư thế, có thể gây ảnh hưởng đến khung xương cũng như có thể gây chèn ép thai nhi dẫn đến sảy thai. 
 
Có khoảng 20% các trường hợp mang thai bị động thai nhưng lại không biết động thai nên nằm tư thế nào cho đúng và càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. 
 

 
Thực tế, các bác sỹ không khuyến khích biện pháp nằm dưỡng thai truyền thống. Lý do vì không có bằng chứng nào cho thấy biện pháp này thật sự giúp đề phòng hoặc chữa trị các biến chứng thai kỳ. 
 
Tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ mà các hoạt động của bạn có thể hạn chế từ làm việc nhà nặng cho đến luôn ở trên giường trừ khi tắm và sử dụng nhà vệ sinh trong một thời gian ngắn hoặc thậm chí trong suốt của thai kỳ. Mẹ bầu cần nằm dưỡng thai để tránh mắc phải những tình trạng dưới đây:
 
» Cao huyết áp (tiền sản giật và sản giật)
» Chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề với nhau thai
» Sinh non
» Thiếu năng cổ tử cung – tình trạng cổ tử cung có thể mở sớm
» Bất túc cổ tử cung – là tình trạng cổ tử cung quá yếu để mang thai
» Mệt mỏi khi mang đa thai – mang thai hai hoặc nhiều hơn
» Biến chứng trước thai kỳ gồm sảy thai, sinh thai chết hoặc sinh non
» Phát triển chậm của thai nhi




Đặc biệt khi bị động thai, chị em nên kiêng hoạt động và nằm yên một chỗ, hạn chế đi lại, làm việc,.. gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng vấn đề tư thế nằm cho bà bầu cũng rất đặc biệt. Nhất là khi bị động thai mẹ càng phải chú ý tư thế nằm đúng cách để bảo vệ thai nhi. Vậy động thai nên nằm tư thế nào? Cách nằm dưỡng thai cho mẹ bầu dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ có thêm kiến thức mang thai cho bản thân.

Động thai nên nằm tư thế nào để dưỡng thai

Động thai và nằm dưỡng thai

 
Mẹ bầu khi bị động thai sẽ được các bác sĩ yêu cầu an thai bằng cách nằm yên trên giường để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Biết được bị động thai nên nằm tư thế nào sẽ là mấu chốt quyết định, nếu không thau đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim.  Cho đến khi thai ổn định, mẹ đỡ mệt mỏi thì có thể hoạt động nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng, không nên nằm một chỗ quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe.
 
 

Tư thế nằm khi bị động thai

 
Khi bị động thai, bà bầu nên nằm yên trên giường và nằm nghiêng về bên trái để hạn chế áp lực lên thai nhi. Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận. Giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định, giúp mẹ hạn chế bị động thai.
 
Khi nằm nghiêng, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối phía dưới chân để gác sẽ khiến mẹ thoải mái hơn. Còn nếu khi nằm nghiêng mẹ cảm thấy khó chịu thì có thể dùng gối kê dưới phần lưng, làm cho lưng lệch 1 góc 30 độ so với phương nằm sẽ giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. Điều này giúp cho thai nhi “nghe lời” hơn.

Tư thế nằm treo chân

Tư thế này chủ yếu dành cho mẹ bầu sử dụng các biện pháp khoa học để mang thai như thụ tinh nhân tạo, cấy tinh trùng thì thường phải nằm tư thế treo chân và dưới sự theo dõi của bác sĩ thường xuyên.
 

Tư thế nằm theo mỗi giai đoạn để hạn chế động thai

Các mẹ nên nhớ là không chỉ cần tìm hiểu động thai nên nằm tư thế nào mà còn phải biết nằm thế nào để phòng ngừa động thai nữa.

Giai đoạn đầu tiên - 3 tháng đầu mang thai

Đây là khoảng thời gian mà bà bầu hay bị động thai nhất nên hơn bao giờ hết các mẹ cần một tư thế nằm thật thoải mái. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa quá lớn, xương châu của mẹ vẫn chưa bị tác động nhiều, có nhưng cũng không đáng kể nên mẹ có thể nằm ở mọi tư thế, miễn sao cảm thấy dễ chịu là được. Nhưng các mẹ nhớ rằng không nên nằm sấp vì sẽ chèn ép phần bụng và ngực, không tốt cho sức khỏe.
 

Giai đoạn 2- 3 tháng giữa thai kỳ

 
Trải qua 3 tháng đầu thì giai đoạn 2 này mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy tình trạng động thai ít xảy ra hơn nhưng đối với một số bà bầu có cơ địa yếu thì có thể kéo dài đến tuần thai thứ 20. Vì vậy, lúc này mẹ bầu vẫn cần một tư thế nằm dưỡng thai khoa học.
 
Trong giai đoạn này, các mẹ cần chú ý bảo vệ bụng của mình vì bụng đã nhô ra khá lớn, tránh va đập từ bên ngoài, bà bầu nên nằm nghiêng, tư thế này giúp bà bầu ngủ thoải mái và dễ chịu, không gây áp lực lên thai nhi.
 

 

Giai đoạn cuối - 3 tháng cuối thai kỳ

 
Tư thế nằm phòng ngừa bị động thai của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và thoải mái của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì thế bà bầu cần nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên động mạch cản trở lưu thông máu đến thai nhi và vùng xương chậu. Trong giai đoạn này, nếu có sự cản trở lưu thông máu sẽ giảm sự cung cấp dưỡng chất từ mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.


Bên cạnh đó, khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu giảm hiện tượng phù chân khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ còn có thể giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén vào buổi sáng một cách hiệu quả.( Các mẹ không nên nằm giường cứng, không kê đầu quá cao, không nên nằm quá thẳng lưng, ngủ phải có màn)

Ngoài việc chú ý động thai nên nằm tư thế nào, thì các mẹ cũng nên thường xuyên sử dụng củ gai an thai và trà củ gai để dưỡng thai ngay từ những tuần đầu của thai kì nhé.

Động thai bao lâu thì hết? Làm gì khi bị động thai nặng

Động thai là 1 trong những biến chứng thai kì nguy hiểm nhất. Vì thế mà chị em luôn thắc mắc bị động thai bao lâu thì hết và làm gì khi bị động thai. Đây cũng là 1 vấn đề được nhà thuốc chú trọng nghiên cứu để có thể giải đáp cho các mẹ thỏa đáng nhất trong bài viết này.
 

Động thai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Động thai là gì

Để biết động thai bao lâu thì hết, trước hết phải tìm hiểu cẩm nang mang thai về hiện tượng này đã. Động thai là hiện tượng thai nhi bị tác động mạnh, có thể từ môi trường bên ngoài hoặc từ chính bên trong cơ thể mẹ, có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Hiện tượng này có thể xảy ra trong suốt thai kì nhưng 80% sẽ đến trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu mang thai). 


Dấu hiệu phổ biến nhất của động thai chính là ra máu khi mang thai. Ngoài ra mẹ bầu còn có thể bị đau bụng, trướng bụng, đau lưng và dịch nhờ âm đạo tiết nhiều hơn.

Nguyên nhân động thai cũng có rất nhiều và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc động thai bao lâu thì hết. Nhưng nhìn chung sẽ có 5 nguyên nhân chính:


  • Trứng được thụ tinh nhưng lại chưa được thuận lợi
  • Mẹ bầu có tiền sử các bệnh về máu, bệnh tử cung hoặc khí huyết suy nhược…
  • Mẹ bầu làm việc quá sức, ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu mắc phải một số bệnh như: bệnh mãn tính, bệnh tim, mất cân bằng nội tiết, sốt cao…
  • Một số trường hợp có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể.

Động thai bao lâu thì hết


Động thai bao lau thì hết còn tùy thuộc vào cơ địa và cách xử lý động thai của mỗi chị em. Khi mẹ áp dụng chế độ ăn lành mạnh dành cho bà bầu, nghỉ ngơi điều độ, uống củ gai tươi cùng với sự điều trị của bác sĩ thì sẽ rất nhanh chóng giảm thiểu tình trạng động thai này nhé. Ngược lại nếu các mẹ không biết làm gì khi bị động thai và chìm trong hoang mang lo sợ thì chỉ càng khiến cho mẹ tình trạng tồi tệ hơn và càng lâu khỏi.
 
 

Thông thường trong 1 tháng có thể ổn định khá nhiều, nhưng để chính xác thì phải theo cơ thể của mỗi chị em phụ nữ có một thể chất khác nhau nên tình trạng và thời gian ổn định cũng khác nhau hoàn toàn. Các mẹ nhớ khi chưa biết động thai nên làm gì thì các mẹ phải xin tư vấn từ bác sỹ nhé.

Làm gì khi bị động thai

Để có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi  bị động thai nên làm gì, chị em đọc tiếp phần dưới đây nhé.

Nghỉ ngơi, thư giãn

  • Mang thai những tuần đầu, mẹ bầu nên thường xuyên nghỉ ngơi, theo dõi những biểu hiện của cơ thể xem có gì khác thường không. Khi thấy những dấu hiệu động thai như đau bụng, chảy máu vùng kín thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Sau đó, mẹ nên nằm nghỉ ngơi trên giường và không nên làm bất cứ việc gì. Nếu đã nghỉ ngơi mà tình trạng có vẻ không khá hơn và có dấu hiệu tăng nặng thì bạn cần nhập viện để theo dõi và xử trí bằng thuốc giảm cơn co tử cung.

Khám thai định kỳ

  • Các mẹ cũng không nên chờ đến lúc phải hỏi bác sỹ làm gì khi bị động thai mà hãy chủ động phòng tránh trước khi hiện tượng này xảy ra. Việc khám thai định kỳ nên được mẹ bầu thực hiện ngay những ngày đầu khi biết mình mang thai để theo dõi sức khoẻ mẹ và bé một cách chặt chẽ nhất. Khi khám thai, các bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin dấu hiệu, nguyên nhân bị động thai và những nguy cơ tiềm ẩn của việc sảy thai. Đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu.

Tránh tinh thần căng thẳng, lo âu

  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy động thai bao lâu thì hết phụ thuộc nhiều vào tinh thần của mẹ. Vì vậy, Bà bầu nên giữ tư tưởng lạc quan và thoải mái nhé! Đừng quá lo lắng vì càng lo lắng sẽ càng bất an và làm cho thai nhi càng bị “động” hơn. Và hãy nhớ rằng một khi đã có hiện tượng động thai xảy ra thì những tháng kế tiếp bạn phải hết sức nâng niu cơ thể, không được làm việc nặng, thức khuya, tránh căng thẳng với công việc hay lo toan chợ búa, việc nhà gì nữa. Hãy nhường công việc này lại cho các ông chồng hay người thân trong gia đình các mẹ nhé!
 

Chú trọng chế độ ăn uống

Làm gì khi bị động thai? Chính là ăn uống theo chế độ khoa học, hợp lý.
  • Thức ăn cho mẹ bầu bị động thai nên mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, nhiều rau củ quả tươi. Mẹ tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh ngửi khói thuốc, uống rượu và ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn tái sống. Những loại thực phẩm này đều khiến mẹ bị kích thích mạnh, dễ lặp lại tình trạng động thai.
  • Chế độ dinh dưỡng đối với những bà bầu bị động thai rất quan trọng. Mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi mới “an thai” được. Nên uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ vì thiếu máu có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi và dẫn tới động thai, sẩy thai. 
  • Củ gai tươi chính là 1 loại thực phẩm vô cùng hữu hiệu trong phòng tránh và điều trị động thai nhé các mẹ.

“Cấm” quan hệ vợ chồng

  • Trong thời điểm “nhạy cảm” này, mẹ bầu nên kiêng chuyện quan hệ khi mang thai, nhất là đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu và những mẹ có tiền sử sảy thai trước đó. Những động tác kích thích bầu ngực và vùng kín sẽ gây ra các cơn co tử cung, gây động thai.

Tránh xoa bóp bụng

  • Việc mẹ bầu thường xuyên xoa bụng bầu chính là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng động thai thậm chí là sảy thai. Vì thế, khi được chẩn đoán là động thai, mẹ bầu không nên xoa bóp bụng. Việc này sẽ gây nên các cơn co thắt tử cung và làm tình trạng của mẹ bầu càng thêm tồi tệ hơn.