Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Mối nguy hiểm từ đau bụng lâm râm khi mang thai cho mẹ bầu

Dấu hiệu đau bụng lâm râm khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên sự chủ quan của các mẹ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho thai nhi bởi mức độ đau bụng khác nhau sẽ phản ánh tình hình sức khỏe khác nhau của cả mẹ và con. Vậy mối nguy hiểm nào đang tiềm ẩn khi mẹ bầu có hiện tượng đau lâm râm bụng khi mang thai, bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân đau bụng lâm râm khi mang thai

Nguyên nhân của hiện tượng lâm râm đau bụng khi mang thai cũng rất đa dạng. Có thể do nhiều mẹ bầu hay lo lắng và căng thẳng do lần đầu mang thai, cùng với các thay đổi của cơ thể, thai nhi lớn dần khiến xương chậu chịu áp lực và bị chèn ép gây ra đau tức  hoặc đau bụng dưới ram ran.
Nhưng không phải vậy mà mẹ có thể chủ quan nhé, khi bà bầu bị đau bụng lâm râm mà kèm theo những biểu hiện như xuất hiện cơn đau lưng, hông hay các cơn co thắt dữ dội thì mẹ nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non, bong nhau thai hay một vấn đề nào đó gây nguy hiểm.

Những kiểu đau bụng lâm râm và mức độ nguy hiểm

1.Phần bụng dưới bị đau lâm râm

Vào những tháng đầu khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn…đây là những hiện tượng bình thường mà bất cứ ai cũng bị khi mang bầu. Trong đó đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 4 có khả năng xảy ra cao là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trứng được thụ tinh đang trong quá trình làm tổ và tìm cách bám vào tử cung nên gây cảm giác đau âm ỉ phần bụng dưới của mẹ bầu. Hiện tượng lâm râm khi mang thai xuất hiện kéo dài 2 đến 3 ngày và dẫn giảm đi. Khi thai nhi lớn dần, các cơn đau bụng lại tiếp tục xuất hiện và đau hơn khi bị ho, ngồi xổm…

2.Bụng dưới bị đau quặn

Khi hiện tượng đau bụng khi mang thai không còn âm ỉ mà chuyển sang đau quặn và các cơn co thắt liên tục xuất hiện ở bụng dưới thì mẹ bầu hãy hết sức cẩn thận vì chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Những cơn đau bụng xuất hiện kèm theo xuất huyết âm đạo, chóng mặt buồn nôn thì việc cần làm là các mẹ bầu hãy đến khám bác sĩ ngay để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn mà những cơn đau mang đến. Thậm chí nếu chủ quan, mẹ bầu có thể bị sảy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc sinh non…

3.Chỉ đau một bên bụng dưới

Thông thường mẹ bầu hay xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối và tùy vào tình trạng sức khỏe có mẹ sẽ đau bên phải hoặc đau phần bụng dưới. Nhưng việc chỉ đau bụng một bên lại có mối nguy hiểm nghiêm trọng đến mẹ bầu vì rất có thể mẹ bị mang thai kèm một khối u hoặc mang thai nhưng bị viêm ruột thừa cấp tính. Nếu cơn đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 4 xuất hiện thường là những cơn đau quặn, lúc thì âm ỉ kèm theo hiện tượng nôn mửa. Khi phát hiện cơ thể đau một bên bụng dưới, mẹ bầu hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời, đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh.


4.Bụng dưới bị đau buốt

Không chỉ đau âm ỉ, quằn quại hay một bên mà mẹ bầu bị đau buốt bụng dưới cũng là hiện tượng thường gặp. Đặc biệt trong lúc đi tiểu hiện tượng đau buốt thường xuất hiện khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát được thậm chí có thể lẫn cả một ít máu cảnh báo những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Triệu chứng đau bụng lâm râm khi mang thai mà bị buốt thì khả năng cao mẹ bầu bị nhiễm trùng đường nước tiểu, viêm đường tiết niệu. Nếu không kịp thời phát hiện, nguy cơ viêm thận, bể thận cấp dẫn đến sảy thai và sinh non.

Các cơn đau bụng lâm râm khi mang thai sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu bởi vậy hãy quan sát cẩn thận để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 

Làm gì nếu bị đau bụng lâm râm khi mang thai

Một khi có dấu hiệu đau bụng, quá sức chịu đựng của mẹ, hoặc có khuynh hướng gia tăng hoặc đi kèm các triệu chứng khác như : nôn ói, đau tăng lên khi tiểu tiện, đại tiện, thay đổi tính chất của phân (có đàm hay máu, phân lỏng..), sốt, ra huyết ấm đạo,…nhất thiết mẹ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm hướng điều trị, cắt cơn đau bụng, dưỡng thai để bảo đảm cho thai nhi được an toàn, phát triển tốt. Quá trình điều trị bao gồm: dùng thuốc nội tiết để dưỡng thai như kết hợp thuốc giảm đau, đồng thời xử dụng kết hợp củ gai tươi và trà củ gai để an thai, dưỡng thai. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét